Khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng

Khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng

     Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra, bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

     Dấu hiệu chính của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, da… chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Cho đến nay bệnh Tay chân miệng chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mặc dù hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ nhưng một số trường hợp bệnh thể nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm (viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…) dẫn đến tử vong.  

     Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, cộng đồng thực hiện các biện pháp sau:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc, đồ chơi chưa được khử trùng.
  3. Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  6. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

                                         Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Nguồn: https://vncdc.gov.vn/vi/khuyen-cao-phong-chong-dich-benh/1022/khuyen-cao-phong-chong-benh-tay-chan-miengBottom of Form

 

Hình ảnh bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

Hình ảnh bệnh tay chân miệng dưới đây giúp cha mẹ nhận biết bệnh chính xác và kịp thời ngay khi các biểu hiện của bệnh tay chân miệng xuất hiện ở trẻ.

tcm1

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có khả năng lây truyền cao. Đối tượng chính của bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, virus lây bệnh có thể lan truyền nhanh chóng qua dịch tiết mũi họng, chất dịch, nước bọt, phân… của trẻ bị bệnh. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị tay chân miệng đặc trị, do đó giữ gìn vệ sinh, điều trị các triệu chứng của bệnh là điều thầy thuốc tư vấn với các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ bị tay chân miệng.

tcm2

Tay chân miệng do Virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Đây là bệnh dễ lây truyền, đặc biệt giai đoạn tuần đầu tiên của bệnh.

tcm3

Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác.

tcm4

Sốt là triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường gặp nhất. Virus gây bệnh thường cư trú tại cơ thể và lan tràn đến các bộ phận sau 24h. Bộ phận chịu ảnh hưởng của virus tay chân miệng nhiều nhất là da và niêm mạc miệng.

tcm5

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng chính của bệnh tay chân miệng. Trong một số trường hợp, tay chân miệng ở trẻ em còn có thể ảnh hưởng tới cả người lớn, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp bị bệnh đều biểu hiện bệnh giống nhau.

tcm6

Do sức đề kháng yếu nên trẻ em và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh tay chân miệng nhiều nhất

 tcm7

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị tay chân miệng, do đó đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, bổ sung dưỡng chất cho trẻ là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

tcm8

Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân thường xuyên là cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác.

tcm9

Mẹ cho trẻ bị tay chân miệng bú bình thường, ăn đồ ăn loãng, nghỉ ngơi và vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Vệ sinh sàn nhà và các bề mặt trẻ thường tiếp xúc bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.

tcm10

Đồ chơi, vật dụng của trẻ hay cầm nắm cần được luộc với nước sôi, sát khuẩn bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn để phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ.

tcm11

Bệnh tay chân miệng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Hình ảnh bệnh tay chân miệng trên đây là những dẫn chứng chính xác nhất về bệnh cha mẹ có thể tham khảo để nhận biết và phòng chống bệnh kịp thời, đúng cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Nguồn: https://ytevietnam.edu.vn/hinh-anh-benh-tay-chan-mieng-va-cach-phong-tranh.html

Chia sẻ: Share on FacebookTweet about this on TwitterShare on LinkedInShare on Google+Email this to someone