Nên thực hiện test HBsAg cho phụ nữ đi khám thai lần đầu tiên

Theo Bs Trần Thị Nhật Thiên Trang, Bệnh viện Từ Dũ, nhiễm virút viêm gan B(HBV) trong thai kỳ có các vấn đề cần chú ý là: ảnh hưởng lên sức khỏe của mẹ và thai, ảnh hưởng của thai kỳ lên tình trạng nhiễm HBV, điều trị HBV trong thai kỳ và sự ngăn ngừa lây truyền mẹ sang con.

Đối với nhiễm HBV cấp trong thai kỳ thường không nặng, không liên quan đến tăng tần suất dị tật di truyền và tử suất, điều trị chính là biện pháp nâng đỡ, HBV cấp liên quan đến sự lây truyền từ mẹ sang con, nếu mẹ vẫn có kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) dương tính hay có HBV DNA, con nên nhận hepatitis B Immune globulin (HBIG) và tiêm vắc xin viêm gan B. Vấn đề điều trị kháng vi rút cho mẹ cần được chỉ định giúp giảm nguy cơ lây truyền. Đối với những trường hợp mẹ xơ gan, ảnh hưởng xấu đến trong và sau sinh, thai suy dinh dưỡng trong tử cung, nhiễm trùng bào thai, sinh non và thai chết lưu cần chú ý hơn.

 Bs Trang cho rằng thai kỳ nhìn chung có sự cân bằng tốt với HBV mãn ở những người có thêm bệnh lý gan. Tuy nhiên mẹ có HBsAg (+) nên theo dõi sát trong thai kỳ và giai đoạn hậu sản vì nguy cơ bùng phát viêm gan cấp

Các yếu tố cần đánh giá khi quyết định điều trị sản phụ với HBV mãn trong thai kỳ là chỉ định điều trị, thời gian dự tính điều trị, những ảnh hưởng có hại tiềm tàng trên thai, nguy cơ phát triển đề kháng thuốc.

Những đứa trẻ nhận HBIG và liều đầu tiên VGB lúc sinh có thể cho bú mẹ có nhiễm viêm gan vi rút B, quan trọng là trẻ phải hoàn tất đợt tiêm vac xin. Nếu điều trị kháng vi rút nên tiếp tục điều trị cho mẹ sau sinh, không ảnh hưởng đối với trẻ bú mẹ, tuy nhiên việc bú mẹ cần dựa và sự quyết định của người mẹ và gia đình.

Bs Trang lưu ý, tỷ lệ nhiễm trong số trẻ sinh ra ở mẹ HBsAg (+) không nhận bất kỳ hình thức dự phòng chu sinh là 90%. HBIG và vac xin VGB lúc sinh có thể giảm sự lây truyền mẹ con ít nhất 95%. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của sự lây truyền, dù có dự phòng đó là xét nghiệm HBeAg(+) ở mẹ và lượng vi rút HBV cao. Cần thực hiện test HBsAg ở tất cả phụ nữ đi khám thai đầu tiên và lặp lại thai kỳ tam cá nguyệt thứ 3 đối với người nguy cơ cao nhiễm HBV.

 Trẻ sơ sinh của mẹ HBsAg (+) nên nhận miễn dịch thụ động và chủ động (HBIG và vac xin VGB) trong vòng 12 giớ lúc sinh và hoàn tất hết đợt vacxin. Cùng với miễn dịch thụ động và chủ động ở trẻ sơ sinh, điều trị kháng vi rút cho mẹ có thể giúp làm giảm nguy cơ lây truyền mẹ – con.

Đối với sản phụ có lượng HBV>2 x 105 IU/mL (>106 copies/mL) ở tuần 26-28 nên điều trị kháng vi rút. Khởi đầu điều trị kháng vi rút ở 28-30 tuần tuổi thai; Thuốc Tenofovir disoforoxil fumarate được lựa chọn an toàn trong thai kỳ, nguy cơ kháng thuốc thấp, bệnh nhân cần được theo dõi đợt bùng phát nếu điều trị kháng vi rút ngưng sau sinh. Đối với những người tiếp tục điều trị kháng vi rút sau sinh, tiếp tục hay ngưng bú mẹ cần có sự thảo luận với người mẹ.

 Đối với nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con, dựa vào các yếu tố, tình trạng sao chép HBV, mức độ HBV DNA, sự lây truyền qua nhau, sự lây truyền qua chọc ối và các thủ tục thuật khác, mổ lấy thai, bú mẹ. Để ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con cần có kế hoạch tầm soát mẹ, điều trị kháng vi rút cho mẹ ngăn ngừa lây truyền, tăng miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con có HBs Ag 9(+) là gần 90% nếu không sử dụng miễn dịch thụ động và chủ động. Sự lây truyền có thể xảy ra trong tử cung, lúc sinh hay sau khi sinh. Nguy cơ lây truyền sẽ giảm nếu thực hiện giám sát toàn cầu HBV ở mẹ, vacxin VGB tiêm ở tất cả trẻ mới sinh, và sử dụng HBIG cho trẻ có mẹ bị HBsAg (+).

BS Trang lưu ý, những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với lây truyền từ mẹ sang con, dẫn đến được dự phòng đầy đủ (HBIG và liều đầu vac xin VGB trong vòng 24 giờ đầu lúc sinh và hoàn tất đủ 3 liều) đó là xét nghiệm HBeAg (+) và/hoặc HBV DNA cao ở mẹ. Nguy cơ lây truyền tăng ở mẹ có HBeAg (+) hoặc có mức HBV DNA cao, có những nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra có mẹ HBeAg (+) chúng vẫn có nguy cơ nhiễm HBV kể cả chúng đã tiêm VGB và HIBG (khoảng 9%).

Mức HBV DNA trong huyết thanh mẹ liên quan đến nguy cơ lây truyền, tỷ lệ có thể dao động từ 9-39% ở trẻ dù được tiêm vacxin sau sinh. Nguy cơ này ở tỷ lệ rất thấp khi xét nghiệm HBV DNA <105 đến 106 UI/mL.

Hữu Cao

Nguồn: https://syt.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=4defab61-aa42-4c43-a226-111034deaf24

Chia sẻ: Share on FacebookTweet about this on TwitterShare on LinkedInShare on Google+Email this to someone