Ứng dụng công nghệ 4.0 tăng cường cải cách hành chính
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đối với công tác thông tin y tế, năm 2021 ngành Y tế đã xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế; Thông tư quy định Tiêu chí kỹ thuật Đơn thuốc điện tử và Thông tư sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chí kỹ thuật của hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS-PACS). Ban hành Bộ tiêu chí Công nghệ thông tin để thực hiện hoạt động y tế từ xa; Quy định các danh mục chuẩn định dạng dữ liệu kết nối liên thông y tế cơ sở với Nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20; Triển khai mạng kết nối y tế Việt Nam, đến nay đã có trên 12.600 người tham gia.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đối với công tác thông tin y tế, năm 2021 ngành Y tế đã xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế; Thông tư quy định Tiêu chí kỹ thuật Đơn thuốc điện tử và Thông tư sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chí kỹ thuật của hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS-PACS). Ban hành Bộ tiêu chí Công nghệ thông tin để thực hiện hoạt động y tế từ xa; Quy định các danh mục chuẩn định dạng dữ liệu kết nối liên thông y tế cơ sở với Nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20; Triển khai mạng kết nối y tế Việt Nam, đến nay đã có trên 12.600 người tham gia.
Kết nối liên thông giữa 63 Sở Y tế, 63 cơ quan Bảo hiểm xã hội, 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Xây dựng, triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử; hệ thống thông tin quản lý tiêm chủng, dân số, hệ thống thông tin bệnh truyền nhiễm, ngân hàng thuốc, hệ thống thông tin báo cáo về tổ chức và nhân lực của cả nước. Đến nay, 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện (HIS); 28 cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai thành công bệnh án điện tử (tăng 17 so với năm 2020), nhiều bệnh viện sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) không in phim nhẳm tiết kiệm thởi gian, chi phí, bảo vệ môi trường, tạo nguồn tài nguyên số bệnh viện. Hệ thống Telehealth đã kết nối tới tất cả các cơ sở y tế tuyến huyện; kết nối vạn vật y tế- IoMT.
Bộ Y tế được xếp thứ 5 về chuyển đổi số trong 18 Bộ có cung cấp dịch vụ công năm 2020. Hệ thống thống kê y tế điện tử đã được triển khai trên tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, hầu hết các đơn vị nhập số liệu đầy đủ. Duy trì cập nhật 5 chỉ tiêu báo cáo đã kết nối lên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Duy trì hoạt động thường xuyên, an toàn nền tảng tích hợp dữ liệu Bộ Y tế (LGSP) kết nối, chia sẻ với Bộ, ngành địa phương thông qua trục dữ liệu quốc gia (NGSP). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Y tế, triển khai các hệ thống thông tin thei Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0.
Đối với công tác hợp tác quốc tế, ngành Y tế đã tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tài chính của các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ứng phó với đại dịch Covid-19. Tích cực tham dự các hội nghị quốc tế (chủ yếu là hình thức trực tuyến) và đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, giải quyết các vấn đề về y tế khu vực và toàn cầu. Kêu gọi các tổ chức quốc tế, Chính phủ và Đại sứ quán các nước tại Việt Nam trong việc hỗ trợ tài chính, thiết bị, vật tự, vắc xin cần thiết góp phần tích cực vào công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với nhiều nước trong phòng chống dịch Covid-19. Đề xuất Chính phủ đóng góp 0,5 triệu USD cho chương trình Giải pháp tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 toàn cầu (Covax Faclility). Gửi thư tới Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị cho ý kiến góp ý đối với tóm tắt Đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Nanocovax và AstraZeneca đề nghị đầu tư sản xuất vắc xin tại Việt Nam.
Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan xây dựng dự án thành lập Trung tâm ASEAN đáp ứng với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và bệnh truyền nhiễm mới nổi và đề xuất phương án sơ bộ việc đặt Trung tâm tại Việt Nam; thành lập Kho vật tư y tế ASEAN để ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, năm 2022 toàn ngành sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ngành Y tế tiến tới y tế số theo kế hoạch, Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin y tế theo hướng kết nối thông tin báo cáo từ Trung ương đến địa phương trực tuyến để đáp ứng kịp thời các thông tin trong quản lý điều hành. Triển khai thu thập, tổng hợp chỉ tiêu mới ban hành của Luật thống kê sửa đổi năm 2021, Chương trình quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024; Biên soạn niên giám thống kê và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Nguyên Khải